Hãy là nụ cười
Ngày nào cũng thực tập quán niệm, giờ nào cũng thực tập quán
niệm… Nói thì dễ nhưng thực hành cho được thường xuyên là chuyện
không dễ… Vậy cho nên tôi đề nghị những người trong lớp thiền tập
nên để dành một ngày trong tuần để khởi sự thực tập. Đã đành trên
nguyên tắc ngày nào cũng là ngày của mình, giờ nào cũng là giờ của
mình, nhưng trên thực tế mình hoàn toàn chưa thể nào chủ động
được và mình có cảm tưởng gia đình, sở làm và xã hội chiếm mất hết
thì giờ của mình. Vì vậy tôi đề nghị họ lấy một ngày trong tuần làm
“ngày của mình”. Ngày này sẽ là bàn đạp tạo nên thói quen tốt đẹp
của sự thực tập quán niệm.
Tác viên xã hội ai cũng có quyền có 1 ngày như vậy mỗi tuần, nếu
không ta sẽ tự đánh mất mình một cách dễ dàng trong cuộc đời náo
động. Ta tạm gọi cái ngày thứ bảy kia là ngày quán niệm. Muốn tổ
chức ngày quán niệm ta hãy chuẩn bị làm sao khi thức dậy trong buổi
sáng, ta có thể nhớ ngày đó là ngày quán niệm. Treo một cái gì ở trên
trần nhà hay ở trong mùng. Ví dụ như một chữ “quán” hay một cành
thông chẳng hạn, để khi thức dậy là ta có thể trông thấy và biết đây là
ngày quán niệm, ngày “của mình”.
Nhớ ra như vậy rồi, ta nên mỉm cười để chứng tỏ rằng ta đang có ý
thức trọn vẹn và cũng là nuôi dưỡng ý thức trọn vẹn đó. Nằm trên
giường ta bắt đầu theo dõi hơi thở, điều phục hơi thở, thở những hơi
chậm, dài và ý thức. Rồi ta từ từ vén chăn ngồi dậy (đừng tung chăn
chồm dậy như thường nhật). Nuôi dưỡng quán niệm trong từng cử
chỉ. Ta súc miệng đánh răng, chải đầu, cạo râu hay điểm trang một
cách nhẹ nhàng, thong thả, cử động nào cũng được nhiếp phục trong
quán niệm. Theo dõi hơi thở, nắm lấy hơi thở, đừng để tâm loạn
động. Khi làm những cử động thể dục buổi sáng cũng vậy. Các cử
động thể dục nên làm thong thả, đi đôi với nhịp thở dài và nhẹ. Trong
khi tập thể dục, duy trì nụ cười hàm tiếu trên môi.
H ã y l à nụ cười Nên để ra ít nhất là nửa giờ để tắm gội thong thả trong chánh niệm